Tin Tức

6 điểm lưu ý về hóa đơn điện tử đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Với việc ban hành các quy định mới ở Thông tư 78 và Nghị định 123, các hộ, cá nhân kinh doanh cần lưu ý nhiều điểm quan trọng để tránh gặp phải sai sót trong quá trình áp dụng hóa đơn điện tử cho đơn vị. Bài viết dưới đây của VIN-HOADON sẽ đề cập đến vấn đề này.

lưu ý về hddt đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Các trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2021/TT-BTC, các đối tượng hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau phải tiến hành sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/07/2022:

a) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải sử dụng hóa đơn điện tử;

b) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh;

c) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khai thuế theo từng lần phát sinh nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.

Như vậy, nếu doanh nghiệp bạn thuộc các trường hợp trên đây thì cần phải nhanh chóng tiến hành đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng thời hạn đã được quy định.

Xem thêm thông tin về thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử tại đây.

Đối tượng nào vẫn được chấp nhận sử dụng hóa đơn giấy từ ngày 01/07/2022?

Với tình hình kinh tế như hiện nay, đặc biệt là sự ảnh hưởng đến từ đại dịch Covid-19, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ hay hộ, cá nhân kinh doanh gặp phải rất nhiều khó khăn về mặt tài chính. Do vậy, mặc dù đã có những quy định điều chỉnh thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ hỗ trợ kéo dài thời hạn để các doanh nghiệp có đủ thời gian đáp ứng theo đúng yêu cầu từ cơ quan thuế.

Theo Khoản 2 Điều 11 Thông tư 78/2021/TT-BTC, trường hơp chưa áp dụng hóa đơn điện tử kể từ ngày 01/07/2022 được quy định như sau:

  • Đối tượng áp dụng: Các hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử và để truyền dữ liệu điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế.
  • Thời gian áp dụng: Thời gian tối đa 12 tháng được tính một lần kể từ ngày 01/07/2022 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang hoạt động từ trước 01/07/2022; hoặc kể từ thời điểm đăng ký bắt đầu sử dụng hóa đơn đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới thành lập từ ngày 01/07/2022.

Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử có mã nhưng không phải trả tiền

Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ trong thời gian 12 tháng kể từ khi bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử gồm:

a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nếu có.

b) Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi Bộ Tài chính trừ doanh nghiệp hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Tổng cục Thuế thực hiện hoặc ủy thác cho tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử thực hiện cung cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không phải trả tiền dịch vụ cho các đối tượng nêu trên.

Doanh nghiệp có thể gắn thêm logo vào hóa đơn điện tử không?

Theo quy định tại Khoản 15 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, các hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo gắn thêm các thông tin biểu trưng hoặc logo vào hóa đơn điện tử mà doanh nghiệp sử dụng để thể hiện thương hiệu hay hình ảnh đại diện của đơn vị mình.

Nội dung của quy định này như sau:

“Ngoài các nội dung hướng dẫn từ khoản 1 đến khoản 13 Điều này, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh có thể tạo thêm thông tin về biểu trưng hay lo-go để thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay hình ảnh đại diện của người bán. Tùy theo đặc điểm, tính chất giao dịch và yêu cầu quản lý, trên hóa đơn có thể thể hiện thông tin về Hợp đồng mua bán, lệnh vận chuyển, mã khách hàng và các thông tin khác.”.

Các trường hợp phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử

Nếu các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc vào một trong số những trường hợp dưới đây thì đơn vị buộc phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

c) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh;

d) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;

đ) Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;

e) Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;

g) Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Xác định cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh

Theo quy định mới nhất tại tiết c.2 điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp là hộ, cá nhân kinh doanh thì tiến hành xác định cơ quan cấp hóa đơn điên tử có mã theo từng lần phát sinh như sau:

  • Đối với hộ, cá nhân kinh doanh có địa điểm kinh doanh cố định: Hộ, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh tại Chi cục Thuế quản lý nơi hộ, cá nhân kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh.
  • Đối với hộ, cá nhân kinh doanh không có địa điểm kinh doanh cố định: Hộ, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú hoặc nơi hộ, cá nhân đăng ký kinh doanh.

 

Bài viết vừa rồi là 06 điểm mà các hộ, cá nhân kinh doanh cần lưu ý trong những quy định mới nhất về việc áp dụng hóa đơn điện tử hiện nay. Hãy theo dõi VIN-HOADON để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Xem thêm

Các doanh nghiệp, đơn vị nếu có nhu cầu về lắp đặt hay những thắc mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ đến Tổng đài 1900 6134 hoặc đăng ký ngay:

Đăng ký tư vấn miễn phí

Bạn cần hỗ trợ?

Chat với CSKH
Đội ngũ tư vấn ONE-CA luôn sẵn sàng hỗ trợ
Liên hệ tổng đài CSKH
Bạn có thể gọi đến số 1900 6134
Tham gia cộng đồng ONE-CA
Kết nối công đồng ONE-CA trên Facebook
2022 © Visnam . All rights reserved.