Tin Tức

Giảm thuế VAT còn 8% nhưng xuất nhầm hóa đơn 10%, phải làm gì?

Vấn đề đang nhận được nhiều sự quan tâm nhất ở thời điểm này là việc giảm thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) từ 10% xuống còn 8% trong nửa cuối năm 2023. Nhiều kế toán thắc mắc về việc "lỡ" xuất hóa đơn 10% đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện được giảm thuế suất còn 8%. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của  Hóa đơn điện tử VIN-HOADON để biết thêm  thông tin chi tiết! 

Cách xác định mặt hàng hóa chịu thuế 8% hay 10% 

Theo Điều 1, Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định giảm thuế GTGT đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% xuống còn 8%, trừ các nhóm hàng hóa, dịch vụ được liệt kê tại Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định này. 

 

Cách xác định mặt hàng hóa chịu thuế 8% hay 10%

 

Nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ tại các phụ lục I, II, III ban hành kèm Nghị định này không chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 5% theo quy định của Luật thuế GTGT thì sẽ không áp dụng mức giảm 2%. 

Đối với mặt hàng tồn kho trước 01/02/2022, mặc dù thuế GTGT đầu vào doanh nghiệp, người bán hàng đã phải mua với hoá đơn GTGT 10% nhưng thuế suất này đã được khấu trừ, hoàn thuế. Do đó, khi đầu ra chỉ xuất hoá đơn VAT 8% thì không ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp, người bán hàng đó. 

Do đó, nếu mặt hàng, dịch vụ của doanh nghiệp, người bán hàng thuộc diện được giảm trừ thuế VAT xuống còn 8% thì dù hàng tồn kho khi mua đầu vào chịu thuế GTGT 10%,thì doanh nghiệp vẫn phải xuất hoá đơn GTGT 8% theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP. 

Cách xử lý khi xuất nhầm hóa đơn 10% cho hàng hóa được giảm thuế còn 8% 

Vấn đề này được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP, theo đó: Nếu doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất 10% (mức chưa được giảm) thì: 

1) Người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót 

2) Người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua 

3) Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có) 

⇒ Như vậy, khi xuất nhầm hóa đơn theo thuế suất VAT 10% cho hàng hóa, dịch vụ thuộc diện được giảm thuế suất còn 8%, kế toán cần thực hiện 03 việc trên. Trong đó quan trọng nhất cần có sự thỏa thuận giữa cả người bán và người mua. 

Cũng theo hướng dẫn của Nghị định 15/2022/NĐ-CP tại khoản 6 Điều 1, trường hợp doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế VAT đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết và có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì đóng dấu theo giá đã giảm 2% hoặc giá đã giảm 20% mức tỷ lệ bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng. 

Có bị xử phạt nếu được giảm thuế còn 8% nhưng vẫn xuất hóa đơn 10%? 

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể về việc xử phạt liên quan đến việc doanh nghiệp thuộc diện được giảm thuế VAT nhưng vẫn xuất hóa đơn theo đúng mức suất chưa được giảm. 

Trên thực tế, thuế VAT là thuế đánh trực tiếp vào “túi tiền” của người mua, việc người bán không xuất hóa đơn theo mức thuế được giảm thì người mua là người bị thiệt, khoản thu của Nhà nước không bị ảnh hưởng mà còn được gia tăng theo mức thuế suất không giảm.
Tuy nhiên, chính sách giảm thuế VAT là chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người dân do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Do đó, Tổng cục Thuế vừa ra Công điện số 02/CĐ-TCT yêu cầu giảm sát chặt chẽ việc thực hiện chính sách này. Trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. 

 Trên đây là toàn bộ chia sẻ của VIN-HOADON về Giảm thuế VAT còn 8% nhưng xuất nhầm hóa đơn 10%? Quý khách hàng, doanh nghiệp, đơn vị nếu có nhu cầu được tư vấn về thuế, kế toán, lao động, bảo hiểm xã hội, hóa đơn điện tử hãy liên hệ đến Tổng đài 1900 6134 của VIN-HOADON hoặc đăng ký ngay:

Đăng ký Tư vấn miễn phí

Bạn cần hỗ trợ?

Chat với CSKH
Đội ngũ tư vấn ONE-CA luôn sẵn sàng hỗ trợ
Liên hệ tổng đài CSKH
Bạn có thể gọi đến số 1900 6134
Tham gia cộng đồng ONE-CA
Kết nối công đồng ONE-CA trên Facebook
2022 © Visnam . All rights reserved.