Tin Tức

Mức hưởng chế độ tai nạn lao động năm 2022

Dù công việc đơn giản hay phức tạp thì rủi ro cũng luôn rình rập, đe dọa cuộc sống của người lao động. Nhằm chia sẻ gánh nặng này, chế độ tai nạn lao động đang dần trở thành chính sách an sinh xã hội hữu ích nhất hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về chế độ tai nạn lao động mới nhất.

Tai nạn lao động là gì?

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động.

Theo quy định tại Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.

a) Cán bộ, công viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công viên chức;

b) Công nhân quốc phòng, công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

c) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03-12 tháng;

d) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01-03 tháng;

đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

e) Người làm việc theo hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

h) Người lao động quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ thuộc các đối tượng quy định tại điểm c, d và đ khoản này.

Mức hưởng chế độ tai nạn lao động VIN-BHXH
Mức hưởng chế độ tai nạn lao động

Mức hưởng chế độ tai nạn lao động.

  • Trường hợp đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động sẽ được nhận những khoản tiền và quyền lợi sau:

Do người sử dụng lao động chi trả

Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã quy định cụ thể trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn lao động như sau:

-Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định:

+ Kịp thời sơ cứu, cấp cứu và tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động.

+ Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động.

- Tiền lương: Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.

- Bồi thường cho người bị tai nạn lao động không do lỗi của họ gây ra:

+ Ít nhất 1,5 tháng lương nếu suy giảm KNLĐ từ 5% - 10%, sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng lương nếu suy giảm KNLĐ từ 11% - 80%.

+ Ít nhất 30 tháng lương cho người lao động bị suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết.

- Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính mình gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% các mức nêu trên ứng với mức suy giảm KNLĐ.

- Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.

Do quỹ tai nạn lao động chi trả

Tùy thuộc vào mức độ suy giảm KNLĐ mà người lao động được hưởng các chế độ do Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thuộc Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) chi trả như sau:

- Trợ cấp một lần (suy giảm từ 05% - 30%): Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

+ Suy giảm 05% hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 01% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

+ Hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH: Từ 01 năm trở xuống được 0,5 tháng, cứ thêm mỗi năm được thêm 0,3 tháng tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

- Trợ cấp hằng tháng (suy giảm từ 31% trở lên): Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

+ Suy giảm 31% hưởng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 01% thì hưởng thêm 02% mức lương cơ sở.

+ Hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng BHXH: Từ 01 năm trở xuống được 0,5%, cứ thêm mỗi năm được thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

- Tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình: Điều 51 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Người lao động bị tai nạn tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể được cấp tiền mua các phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng thương tật,theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh, chỉnh hình, phục hồi chức năng, , kỹ thuật như: Tay giả, máng nhựa tay, chân giả, máng nhựa chân; nẹp đùi, nẹp cẳng chân, áo chỉnh hình,...

- Trợ cấp phục vụ (suy giảm từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bị tâm thần): Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Mức trợ cấp/tháng = Mức lương cơ sở = 1,49 triệu đồng/tháng.

- Trợ cấp một lần khi chết: Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Mức trợ cấp một lần = 36 x Mức lương cơ sở = 53.640.000 đồng.

- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị: Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động

Mức trợ cấp mỗi ngày = 30% x Mức lương cơ sở.

Trong đó, số ngày nghỉ dưỡng sức: 

+ Tối đa 10 ngày nếu suy giảm KNLĐ từ 51% trở lên.

+ Tối đa 07 ngày nếu suy giảm KNLĐ từ 31% - 50%.

+ Tối đa 05 ngày nếu suy giảm KNLĐ từ 15% - 30%.

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động khi trở lại làm việc: Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

+ Mức hỗ trợ tối đa là 50% mức học phí, nhưng không quá 15 lần mức lương cơ sở.

+ Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần/năm.

  • Lưu ý: Mức hỗ trợ này áp dụng cho người lao động bị suy giảm KNLĐ từ 31% trở lên, được sắp xếp công việc mới phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng nhưng cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi (theo Điều 12 Nghị định 88/2020/NĐ-CP).

https://lh5.googleusercontent.com/Ui5q8rYoh8ihI9Xc3zn7wmm25kzMeq8uGD6-pMI3LPtIPKdjRdoFwA1PqdSvBDeIDnuUaj2-ngKdmijV23eiFm3DRp42XiBD8HV2Yr-y89PTMZ3oZr8ytxvebGLnGmQ1T72Y5_YE

Bài viết vừa rồi là toàn bộ các thông tin về Những đối tượng nào được hưởng chế độ tai nạn lao động năm 2022. Hãy theo dõi VIN-BHXH để tìm hiểu và cập nhật thêm các kiến thức liên quan về chế độ tai nạn lao động nhé.

Các doanh nghiệp, đơn vị nếu có nhu cầu về cài đặt hay những thắc mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ đến Tổng đài 1900 6134 hoặc đăng ký ngay:

Bạn cần hỗ trợ?

Chat với CSKH
Đội ngũ tư vấn ONE-CA luôn sẵn sàng hỗ trợ
Liên hệ tổng đài CSKH
Bạn có thể gọi đến số 1900 6134
Tham gia cộng đồng ONE-CA
Kết nối công đồng ONE-CA trên Facebook
2022 © Visnam . All rights reserved.