Một trong những vấn đề được rất nhiều người lao động quan tâm là mức lương đóng bảo hiểm xã hội. Vậy mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2022 là bao nhiêu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của VIN-BHXH để biết thêm chi tiết.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.
Bên cạnh đó, những quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cũng được quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Căn cứ vào điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động được quy định như sau:
Trường hợp 1: Người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường
- Mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
Trường hợp 2: Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề)
- Mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng
Trường hợp 3: Đối tượng người lao động khác
- Mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng của người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
- Mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng của người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Vậy mức lương tối thiểu vùng được quy định như thế nào? Mọi thắc mắc sẽ được giải quyết ngay dưới đây. Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng 2022 tương ứng với từng vùng như sau:
Như vậy, mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2022 sẽ được tính như bảng dưới đây: (đơn vị: đồng/tháng)
Vùng |
Người làm việc trong điều kiện bình thường |
Người đã qua học nghề, đào tạo nghề |
Người làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm |
Người làm việc trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm |
||
Công việc giản đơn |
Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề |
Công việc giản đơn |
Công việc yêu cầu đã qua học nghề, đào tạo nghề |
|||
Vùng I |
4.420.000 |
4.729.400 |
4.641.000 |
4.965.870 |
4.729.400 |
5.060.458 |
Vùng II |
3.920.000 |
4.194.400 |
4.116.000 |
4.404.120 |
4.194.400 |
4.488.008 |
Vùng III |
3.430.000 |
3.670.100 |
3.601.500 |
3.853.605 |
3.670.100 |
3.927.007 |
Vùng IV |
3.070.000 |
3.284.900 |
3.223.500 |
3.449.145 |
3.284.900 |
3.514.843 |
Theo quy định khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017, 20 tháng lương cơ sở là mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa cho người lao động. Trong đó, mức lương cơ sở của năm 2022 vẫn là 1.490.000 đồng (Nghị định 128/2020/QH14).
Do đó, mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa là: 20 x 1.490.000 = 29.800.000 đồng/tháng.
Mức đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động được giảm từ 1% xuống còn 0% quỹ tiền lương tháng của người lao động theo quy định tại Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 trong trường hợp người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong 12 tháng, kể từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022.
Căn cứ vào quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, Nghị định số 58/2020/NĐ-CP, Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021, Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021, bảng tỷ lệ và mức lương đóng bảo hiểm xã hội đối với lao động Việt Nam làm tại doanh nghiệp được thể hiện như sau:
Thời gian |
Người lao động |
Người sử dụng lao động |
||||||
Hưu trí – Tử tuất |
BHTN |
BHYT |
Hưu trí – Tử tuất |
Ốm đau – Thai sản |
TNLĐ - BNN |
BHTN |
BHYT |
|
Từ 01/01/2022 đến 30/06/2022 |
8% |
1% |
1,5% |
14% |
3% |
0% |
0% |
3% |
Tổng |
10,5% |
20% |
||||||
Từ 01/07/2022 đến 30/09/2022 |
8% |
1% |
1,5% |
14% |
3% |
0,5% hoặc 0,3% |
0% |
3% |
Tổng |
10,5% |
20,5% (hoặc 20,3%) |
||||||
Từ 01/10/2022 trở đi |
8% |
1% |
1,5% |
14% |
3% |
0,5% hoặc 0,3% |
1% |
3% |
Tổng |
10,5% |
21,5% (hoặc 21,3%) |
Tuy nhiên, với trường hợp, người lao động thuộc đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, tỷ lệ và mức lương đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Người lao động |
Người sử dụng lao động |
||||||
Hưu trí – Tử tuất |
BHTN |
BHYT |
Hưu trí – Tử tuất |
Ốm đau – Thai sản |
TNLĐ - BNN |
BHTN |
BHYT |
8% |
1% |
1,5% |
14% |
3% |
0,5% hoặc 0,3% |
1% |
3% |
10,5% |
21,5% (hoặc 21,3%) |
Theo Nghị định 143/2018/NĐ-CP, Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị định 58/2020/NĐ-CP, tỷ lệ và mức lương đóng bảo hiểm xã hội được quy định đối với các đối tượng lao động là ngươi nước ngoài ở bảng sau:
Thời gian |
Người lao động |
Người sử dụng lao động |
||||
Hưu trí – Tử tuất |
BHYT |
Hưu trí – Tử tuất |
Ốm đau – Thai sản |
TNLĐ - BNN |
BHYT |
|
Từ 01/01/2022 - 30/6/2022 |
8% |
1,5% |
14% |
3% |
0% |
3% |
Tổng |
9,5% |
20% |
||||
Từ 01/07/2022 trở đi |
8% |
1,5% |
14% |
3% |
0,5% hoặc 0,3% |
3% |
Tổng |
9,5% |
20,5% (hoặc 20,3%) |
* Lưu ý: Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có nguy cơ nguy hiểm cao về tại nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hay đủ điều kiện và có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận, mức lương đóng vào quỹ TNLĐ-BNN sẽ là 0,3%.
Trên đây là toàn bộ các quy định về mức lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất ở thời gian năm 2022. Để cập nhật nhanh nhất các thông tin về bảo hiểm xã hội, hãy theo dõi VIN-BHXH ngay nhé!
Các doanh nghiệp, đơn vị nếu có nhu cầu về lắp đặt hay những thắc mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ đến Tổng đài 1900 6134 hoặc đăng ký ngay: